Những điểm cần lưu ý khi đầu tư dự án bất động sản
(Bài viết chia sẻ quan ddiemr cá nhnâ của tác giả Trần Tuyền)
NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ĐẦU TƯ DỰ ÁN.
***Mình thực hiện bài viết này không chỉ là muốn chia sẻ mà còn là vì thực hiện tâm ý của một khách hàng đã từng ngỏ ý mong mình truyền tải thông tin để nhiều người biết và hiểu thêm về việc đầu tư mua bất động sản.
Năm 2022 có phải là năm hạn của ngành bất động sản?
- Các chủ đầu tư lớn nhỏ liên tục bị nhắc tên, sản phẩm phải rao bán chiết khấu lên đến 50% giá trị.
- Các cty, sàn bất động sản lớn nhỏ bị phốt nợ lương, nợ phí môi giới tràn lan. Kể các các anh lớn có doanh thu trăm tỷ nghìn tỷ mỗi năm cũng dính đòn thành chủ nợ của môi giới và đối tác.
- Không biết bao nhiêu nhân sự ngành bất động sản phải khóc ròng vì cày bục mặt nhưng chưa nhận đủ lương, đủ phí. Có người còn cay đắng hơn khi cty, sàn giải thể thế là thành bơ vơ, có muốn đòi quyền lợi cũng không được.
- Các nhà đầu tư/khách hàng thì té ngửa vì có những cam kết bị CĐT thay đổi hoặc không thực hiện nữa. Sản phẩm đã mua thì trong tình trạng hạ tầng không tiến triển, pháp lý vẫn nhập nhằng, vào tiền tiếp thì không dám, bán ra thì khó mà thanh lý thì CĐT không xử lý.
Bài này mình chia sẻ nhiều ý kiến cho nhà đầu tư/ khách hàng, nên là vào nội dung chính thôi nào.
Đã đi đầu tư thì phải có rủi ro, nên cần cân nhắc được mức độ rủi ro lớn hay nhỏ, rủi ro có thể đến từ đâu? Rủi ro có thể đến từ phía sản phẩm, rủi ro có thể đến từ pháp lý, rủi ro có thể đến từ CĐT, rủi ro có thể đến từ dòng tiền (sức khỏe tài chính của nhà đầu tư), rủi ro có thể đến từ chậm thông tin...
Dự án vẫn là kênh đầu tư và tích lũy tài sản tương lai ổn nhưng để có thể đầu tư dự án thì đòi hỏi phải đảm bảo rất nhiều điều kiện. Mình mạn phép đưa ra vài ý kiến để mọi người bỏ túi tham khảo trong hành trình tìm mua tài sản bất động sản là dự án hình thành trong tương lai.
1. Pháp lý dự án có các giấy tờ sau (càng đầy đủ thì mức độ an toàn càng cao):
Chấp thuận chủ trương đầu tư – Quyết định phê duyệt 1/500 – Quyết định chuyển đổi mục đích xử dụng đất – Quyết định bàn giao đất – Báo cáo đánh giá tác động mội trường – Thẩm duyệt thiết kế PCCC – Giấy phép xây dựng (có được giấy này rồi là cực kỳ an tâm pháp lý nha) – Giấy nghiệm thu cơ sở hạ tầng (này thì hạ tầng đã lên hoàn thiện, nghiệm thu đạt sẽ có giấy mà nghiệm thu chưa đạt thì CĐT phải điều chỉnh hạ tầng cho đúng quy hoạch) – Bản vẽ nội nghiệp – Sổ riêng từng nền (thường sẽ là sổ tên CĐT sau đó mới chuyển nhượng cho cá nhân/hộ gia đình khách hàng).
2. Vị trí:
Nên xem xét xem vị trí dự án có tính kết nối giao thông như thế nào, quanh dự án có những tiện ích gì , hiện trạng mật độ dân cư xung quanh, có những yếu tố gì tại khu vực giúp tăng trưởng giá trị dự án trong tương lai…
3. Chủ đầu tư:
Nên tìm hiểu quá trình hoạt động của CĐT dự án mà bạn đang định mua, đã làm bao nhiêu dự án, những dự án đã triển khai hiện hạ tầng/pháp lý như thế nào rồi, CĐT/dự án được khen chê gì, tình hình hoạt động kinh doanh như thế nào, thông tin về CĐT/đội ngũ lãnh đạo có thông tin cụ thể và minh bạch không…
4. Nhân viên tư vấn:
Chọn một nhân viên tư vấn để đồng hành cùng trong quá trình đầu tư. Hiện tại chất lượng môi giới đã được nâng cấp chuyên nghiệp hơn xưa, có nhiều bạn đã chọn bất động sản là sự nghiệp chứ không chỉ là cái nghề kiếm tiền. Chúc các khách hàng sẽ có được người đồng hành đi lâu dài , vì họ sẽ là người nắm thông tin, chia sẻ thông tin, và tư vấn kịp thời để hỗ trợ khách hàng trong suất hành trình từ xuống tiền cho đến khi nhận sổ. Hoặc chính họ là người ra hàng chốt lời, là người hỗ trợ xử lý khi xảy ra các tình huống phát sinh, là người giúp khách hàng thanh lý sản phẩm, là người giám sát chủ đầu tư thay khách hàng...
5. Hợp đồng:
Những bộ hợp đồng luôn dày chi chít chữ, câu từ khô khan, có đọc đi đọc lại thì vẫn không thể nào nhớ hết nổi. Khách hàng có thể lưu ý các điểm này: thông tin cá nhân, thông tin tài khoản nhận chuyển khoản của CĐT, thời gian dự kiến bàn giao thực địa, thời gian dự kiến bàn giao sản phẩm, tiến độ thanh toán, điều khoản phạt lãi do vi phạm thanh toán trễ, điều khoản phạt lãi chủ đầu tư trong trường hợp vi phạm, cam kết ân hạn lãi (trường hợp vay mua), điều khoản thanh lý…
Không có bông tuyết nào là trong sạch, nhưng chắc chắn độ tinh khiết của mỗi bông tuyết là khác nhau. Nên nếu cẩn thận thì chúng ta vẫn có thể chọn được cho mình bông tuyết có độ tinh khiết cao. Thị trường luôn biến động, chọn được sản phẩm phù hợp, chọn được chủ đầu tư uy tín, chọn được người đồng hành trách nhiệm có thể chưa mang lại cho khách hàng lợi nhuận kỳ vọng. Nhưng chắc chắn sẽ giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho hành trình đầu tư tích sản.
(Theo Trần Tuyền)
Bình luận